Van bướm tay quay vô lăng? Cùng đi tìm hiểu nào?

Van bướm tay quay vô lăng ? cấu tạo van bướm? nguyên lý hoạt động và ứng dụng van bướm tay quay.

Van bướm tay quay hay còn gọi van bướm vô lăng là loại van dùng để mở/đóng lưu chất trong đường ống bằng một tấm đĩa gắn cố định trên trục van xoay vào vòng đềm cao su. Van bướm tay quay có thế linh hoạt đa dạng nên phù hợp lắp đặt cho nhiều hệ thống, đường ống khác nhau. 

Van bướm được thiết kế từ nhiều vật liệu phục vụ cho nhiều môi trường khác nhau. Được đúc nguyên khối từ Inox SUS201, 304, 316, Gang, gang dẻo, Thép, Nhựa PVC, UPVC, CPVC.

Van bướm gang

Van bướm inox

Van bướm thép

Van bướm tay quay được Công ty HANKE nhập khẩu trực tiếp từ Hàn Quốc, Đài Loan, Malaysia, Trung Quốc, Italia, Thổ Nhỹ Kỳ… Sản xuất trên dây trền công nghệ hiện đại tiêu chuẩn của Châu Âu. Dãi kích thước từ DN50 tới DN2000 

A. Cấu tạo của van bướm tay quay vô lăng:

Van cong nghiep gia re chinh hang tai thanh pho HCM

Van bướm tay quay được cấu tạo gồm 4 bộ phận chính sau: Thân van, cánh van, bộ phận làm kín, bộ phận truyền động

– Thân van: Thân van bướm tay quay là bộ phận trung tâm để kết nối lắp ráp các bộ phận chi tiết cấu thành van. Thân van được làm bằng vật liệu gang, gang dẻo, inox, nhựa, thép… chịu được áp lực cao lên đến PN16 (16kg/cm2). Trên phần thân van có các tai van dùng để cố định van với các mặt bích đường ống bằng các bulong

– Cánh van: Là bộ phận chính của van tiếp xúc trực tiếp cũng như chịu tác động chính của dòng chảy lưu chất. Cánh van có nhiệm vụ ngăn cản hoặc mở cho dòng lưu chất đi qua, được làm bằng vật liệu inox có độ bền cao, khả năng chịu lực lớn, đối với dòng van nhựa thì cánh van được làm bằng nhựa nên khả năng hoạt động trong môi trường áp cao bị giảm sút khá nhiều

– Gioăng làm kín: Là một bộ phận vòng tròn làm kín nằm giữa thân van và cánh van, được chế tạo bằng vật liệu cao su EPDM, Teflon, PTFE, VITON, NBR… gioăng này đảm nhiệm việc tạo độ kín khít không cho dòng chảy lưu chất rò rỉ ra bên ngoài. Tùy thuộc vào từng loại môi trường lưu chất sử dụng là gì mà chúng ta lựa chọn loại van có vật liệu gioăng phù hợp

Bộ phận truyền động:

Bao gồm hộp số và tay quay (vô lăng) là bộ phận giúp chúng ta có thể thao tác đóng hoặc mở van. Hộp số của van bướm tay quay bao gồm các bánh răng liên kết với nhau, để truyền lực momem từ tay quay đến trục van qua các ngàm, rãnh được thiết kế trên phần hộp số từ đó điều khiển van theo ý muốn. Ngoài ra còn có bộ phận báo hiệu đóng mở được gắn trên phần đầu hộp số có các kí hiệu OPEN (Mở) và CLOSE (Đóng) từ đó chúng ta có thể quan sát nhận biết được van đang ở trạng thái đóng hay mở với một khoảng cách khá xa mà không cần phải lại quá gần

B. Nguyên lý hoạt động của van bướm tay quay vô lăng:

Van bướm quay quay là dòng van có nguyên lý hoạt động đơn giản, chỉ cần thực hiện thao tác quay vô lăng để đóng mở van. Van đóng hoàn toàn khi cánh van ở góc 0 độ, lá van nằm vuông góc với đường ống. Van mở hoàn toàn cho lưu chất đi qua khi cánh van nằm song song với chiều dòng chảy ở vị trí 90 độ. Khi đó, lưu lượng dòng chảy đi qua van ở mức tối đa.

Van cong nghiep gia re chinh hang tai thanh pho HCM

Ngoài ra, chúng ta có thể điều chỉnh các góc mở khác nhau từ 0 – 90 độ để điều chỉnh lưu lượng của van. Tuy nhiên, việc này có thể làm ảnh hưởng không tốt đến tuổi thọ của van.

+ Ưu điểm của van bướm tay quay vô lăng.

– Kích thước lớn có thể lắp đặt được trong đường ống có kích cỡ đến DN600, thậm chí DN1000 hoặc lớn hơn.

– Vận hành đơn giản, kích thước nhỏ gọn, hiện đại, không quá to nên việc vận chuyển dễ dàng.

– Khả năng chịu mài mòn và nhiệt độ tốt nên hoạt động hiệu quả ở nhiều môi trường

– Linh hoạt hướng lắp đặt tay quay

– Phong phú vật liệu chế tạo và đa dạng kiểu kết nối.

– Được dùng trong nhiều hệ thống làm mát, chống cháy, không khí, môi trường axit, kiềm…

– Độ bền của van cao bởi được làm từ những vật liệu: Inox, gang, thép…

+ Nhược điểm của van bướm tay quay vô lăng.

– Thời gian đóng mở chậm do có thêm hộp trợ lực.

– Van không có các kích thước nhỏ, chỉ có loại từ DN80 trở lên.

– Không gian vận hành cần thiết rộng lớn hơn tay gạt.

C: Sử dụng van bướm ở đâu?

Van bướm tay quay được sử dụng khá rộng rãi trong các hệ thống đường ống trong các nhà máy, khu công nghiệp như:

– Nhà máy xử lí nước thải

– Nhà máy xử lí nước sạch

– Nhà máy sản xuất chế biến thực phẩm

– Nhà máy hóa chất, sản xuất xi măng…

– Nhà máy sản xuất vật liệu nhựa, luyện kim…

– Các dự dán, đường ống cấp thoát nước, chung cư, bể bơi, khu đô thị…

D. Thông số nổi bật van bướm:

– Kích thước: DN50 – DN2000
– Vật liệu: Inox, Gang, Thép, Nhựa
– Áp lực: PN10, PN16, PN25, PN40
– Nhiệt độ: 180 độ c
– Kiểu van: tay quay
– Kết nối: Mặt bích, Wafer

Cần thêm chi tiết liên hệ HANKE để được tư vấn miễn phí

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *