Van bướm điều khiển bằng điện, cấu tạo chức năng và nguyên lý hoạt động van điều khiển bằng điện, ứng dụng van vào các lĩnh vực?
Van bướm điều khiển bằng điện còn được gọi là van bướm điện là dòng van bướm gắn với thiết bị hoạt động truyền động điện sử dụng nguồn điện áp (24V/ DC, 220V/ AC, 380V/ AC, tuyến tính 4-20mA…) để điều khiển van đóng hoặc mở thông qua các cơ cấu truyền động thay vì tay quay hay tay gạt bằng sức người.
Loại van bướm điều khiển bằng điện này giúp hạn chế sức lực con người; kiểm soát dòng chảy trong hệ thống một cách tự động và thông minh. Van bướm điện điều khiển van đóng mở tự động. Tuy nhiên chúng vẫn kèm bộ phận tay quay giúp vận hành van trong trường hợp mất điện.
Công ty HANKE tự hào là đơn vị chuyên nhập khẩu và phân phối các dòng máy bơm và van bơm công nghiệp các loại. Trong đó có van bướm điều khiển bằng điện phổ biến hiện nay trên thị trường được khách hàng tin rất cậy.
Van bướm điều khiển bằng điện các loại On/Off, tuyến tính. Được Cty chúng tôi cung cấp uy tín chất lượng cao, chuẩn EU, hàng có sẵn, luôn đủ size, giá tốt nhất, đầy đủ giấy tờ CO, CQ, chế độ bảo hành dài hạn.
Cấu tạo van bướm điều khiển bằng điện:
Van bướm điều khiển điện được cấu tạo từ 2 thành phần chính: Van bướm cơ và mô tơ điện:
a. Phần van bướm cơ:
Van bướm cơ gồm 4 bộ phận sau:
– Thân van: là bộ phận được làm từ các chất liệu như inox, gang, thép không gỉ,nhôm, nhựa PVC… nên có độ bền cao. Thân van được thiết kế mặt bích dạng kẹp để phù hợp với hệ thống đường ống.
– Đĩa van: là bộ phận có nhiệm vụ đóng mở van và điều tiết chất lỏng trong đường ống. Đĩa van được làm từ chất liệu inox, thép không gỉ nên chịu được áp suất cao của lưu chất.
– Trục van: là bộ phận kết nối với bộ điều khiển điện để tác động tới đĩa van. Nó được làm từ inox nên chống hen gỉ hiệu quả và tránh các tác động môi trường.
– Gioăng làm kín: nằm ở cửa van và có chức năng là làm kín khi đĩa van đóng. Bộ phận này thường làm từ chất liệu cao su, Teflon nên chịu được ma sát cao.
b. Phần mô tơ điện (motor):
– Phần mô tơ điện này thường được sản xuất hàng loạt, chúng có thể lắp vào van bướm, van bi tùy thuộc vào nhu cầu, cũng có thể lắp được vào các loại van bướm khác nhau tùy vào môi trường sử dụng của van bướm:
– Mô tơ điện thường được chế tạo bằng vỏ kim loại, hợp kim, đôi khi được làm bằng nhựa dẻo tùy vào từng hãng. Chúng có điện áp 24V, 220V, 380V. Việc chọn mô tơ điện chúng ta cần lưu ý tới lực kéo của mô tơ. Một chiếc mô tơ điện khỏe có công suất lớn và sinh lực cho chúng ta như thế nào? Mô tơ điện hiện nay đều có tiêu chuẩn chống ẩm ướt IP67 có thể đảm bảo làm việc trong môi trường ẩm ướt.
Nguyên lý hoạt động của van bướm điều khiển bằng điện
– Van bướm điều khiển điện hoạt động bằng dòng điện 24v, 220v, 380v. Dòng điện được cấp thông qua dây dẫn đi vào trong bảng mạch và truyền đến coild điện. Coild điện nhận dòng điện và chuyển đổi điện năng thành cơ năng.
– Lượng cơ năng được chuyển đổi sẽ tiếp tục đi qua bộ phận trợ lực và đến trục bộ điều khiển điện. Trục bộ điều khiển điện có kết nối với công tắc hành trình.
– Phần van bướm kết nối với trục bộ điều khiển bằng trục van. Khi trục motor điện quay đồng nghĩa với việc trục của van bướm cũng quay theo và hai cánh của van bướm cũng vì thế mà mở ra theo một góc từ 0 – 90 độ. Tạo ra cơ chế mở van. Ngược lại van đóng.
+ Ưu điểm của van bướm điều khiển điện:
– Van bướm điều khiển điện được điều khiển bởi dòng điện nên việc đóng mở van trở nên rất thuận tiện, linh hoạt, tự động hóa cao. Có thể đóng mở bằng tín hiệu điều khiển PLC, đóng mở bằng công tắc điện
Sản phẩm được làm từ chất liệu cao cấp có thể chịu được ăn mòn, có đầy đủ các tiêu chuẩn IP, tiêu chuẩn PCCC
– Van là van bướm nên có thể lắp bích (Kiểu lắp chắc chắn hơn so với kiểu lắp ren – rắc co)
– Van là van bướm nên giá thành rẻ hơn, tiết kiệm chi phí
– Điện áp rất đa dạng: 220V (Thông dụng nhất), 380V, 24V
– Vì được thiết kế như một động cơ riêng biệt nên van rất khỏe, đóng mở trở nên nhẹ nhàng, giúp hệ thống vận hành trơn chu, êm nhẹ, đồng thời cũng tăng tuổi thọ van
– Có thể lắp cho các đường ống lớn (Lên đến 2000~4000 mm)
– Có thể dùng cho nhiều môi trường khác nhau: hóa chất, nước thải, nước sạch, khí nén, hơi nóng, v.v…..
– Bộ điều khiển điện thiết kế chắc chắn: Vật liệu nhôm hợp kim, bền với thời tiết thay đổi như ở Việt Nam
– Khi mất điện có thể đóng/mở thao tác bằng tay như van bướm tay quay thông thường
– Van có thể ở trạng thái: Thường mở hoặc thường đóng tùy vào cách cài đặt của người sử dụng
+ Nhược điểm của van bướm điều khiển điện:
– So với van điện từ thì thời gian đóng mở hết hành trình lâu hơn, trong khi van điện từ là đóng mở ngay lập tức thì van bướm điều khiển điện phải mất khoảng 8 – 20s tùy vào từng hãng
– Không có kiểu bắt ren (dùng cho những đường ống có size nhỏ)
– Khi mất điện đột xuất thì không trở về hành trình được cài đặt ban đầu (Khi bị cúp điện thì cần phải thao tác bằng tay)
– Giá thành cao hơn van bướm điều khiển khí nén.
Ứng dụng của van bướm điện phổ biến:
– Van bướm điều khiển điện thường được ứng dụng cho các đường ống có kích cỡ size lớn từ DN50- DN1000.
– Do được điều khiển bằng điện nên van được lắp đặt ở những vị trí khó thao tác bằng tay như các loại van cổng; van bướm tay gạt; van bi; van đồng…
– Van bướm điều khiển bằng điện được sử dụng nhiều trong các nhà máy: nhà máy cung cấp nước sạch; xử lý nước thải; hệ thống phòng cháy chữa cháy cho các xí nghiệp; nhà máy; tòa nhà; sản xuất kính; sản xuất xi măng; hóa chất; dược phẩm; nhà máy thức ăn chăn nuôi và các ngành có liên quan đến đường ống; lưu chất khí; lỏng; hơi khác đều sử dụng sản phẩm.
Thông số chung van bướm điều khiển điện:
– Kích cỡ van: DN40 – DN2000
– Vật liệu: Gang, inox 304. 316, thép, nhựa UPVC
– Gioăng làm kín: EPDM, PTFE
– Chức năng: On/Off và tuyến tính tỷ lệ %
– Áp suất làm việc: 10bar, 16bar, 25bar
– Nhiệt độ làm việc: -10°C đến 200°C
– Điện áp hoạt động: 24v, 220v, 380v
– Tín hiệu: 4 – 20mA
– Kết nối: wafer hoặc mặt bích
– Tiêu chuẩn mặt bích: JIS, DIN, ANSI, BS
– Tiêu chuẩn chống thấm nước: IP67
– Môi trường sử dụng: Nước, nước thải, hóa chất, khí, bùn, dung dịch..
– Xuất xứ: Hàn Quốc, Đài Loan, Malaysia, Nhật Bản…