Để lựa chọn cho mình một máy bơm màng khí nén phù hợp và tốt nhất, bạn cần hiểu cách vận hành của máy bơm qua phần cấu tạo của máy bơm khí nén từ đó dễ dàng sử dụng chiếc máy này để có hiệu quả cao. Hiểu được điều đó HANKE đã tổng hợp những thông tin chi tiết về máy bơm màng khí nén qua bài viết dưới đây
Cấu tạo:
Máy bơm màng khí nén có cấu tạo khá đơn giản gồm các bộ phận: buồng bơm, màng bơm, bi, đế bi, van khí, ống giảm thanh. Chúng ta sẽ đi vào chi tiết để biết tác dụng của từng bộ phận.
Thân bơm
Thân bơm màng là bộ phận tiếp xúc trực tiếp với chất lỏng, khi lựa chọn máy bơm màng khí nén, chúng ta cần phải lựa chọn kỹ vật liệu thân bơm cho phù hợp với chất lỏng cần bơm, đặc biệt là đối với các chất lỏng có tính ăn mòn cao, hoặc các loại thực phẩm.
Cấu tạo bơm màng khí nén
Một số vật liệu thường sử dụng để sản xuất thân bơm màng như: Nhựa, Inox 304, Inox 316, Gang, Nhôm.
Ví dụ về lựa chọn thân bơm:
- Thân nhôm, gang: sử dụng cho nước thải sạch, bùn loãng, dung môi, mực in, xăng dầu,…
- Thân inox: sử dụng để bơm thực phẩm, bột, tương ớt, tương cà, thuốc tây, dược phẩm,…
- Thân nhựa PP, PVDF: sử dụng để bơm hóa chất, nước thải có hóa chất,…
Bên trong thân bơm được chia ra làm 2 bộ phận chính: Máy bơm màng TDS
- Fluid side: là bộ phận tiếp xúc trực tiếp với chất lỏng cần bơm, bao gồm các bộ phận màng bơm, bi, đế bi.
- Airside: là bộ phận tiếp xúc với khí nén bao gồm: bộ chia khí, bộ phân phối khí, van đóng mở chia khí cho hai bên buồng bơm, oring làm kín, gasket.
Là một trong những bộ phận quan trọng không thể thiếu trong máy bơm màng, nếu màng bơm hư thì coi như máy bơm không thể hoạt động được. Màng bơm được sản xuất từ nhiều loại vật liệu khác nhau như: Santoprene, EPDM, Buna-N, Teflon, Viton, Nitrile, Neoprene, Hytrel,…
Vị trí sắp xếp màng bơm
Dựa vào thực tế sử dụng, màng bơm bằng Teflon được người tiêu dùng đánh giá cao vì Teflon có cấu tạo đặc biệt, kháng lại tác động lý hóa của chất lỏng, cũng như chịu được ăn mòn, bào mòn,…của hóa chất và nước thải có cặn bẩn.
Khi lựa chọn màng bơm, chúng ta cũng cần dựa vào loại chất lỏng thực tế cần bơm, một số ví dụ tham khảo:
- Màng bơm santo: sử dụng cho nước sạch, nước thải sạch, mực in
- Màng bơm Teflon: sử dụng cho thực phẩm, hóa chất, nước thải có nhiều cặn bẩn,…
Bi và đế bi
Có tác dụng là van một chiều bên trong máy bơm màng, cấu tạo gồm một viên bi tròn và một đế tròn lõm.
Nguyên lý hoạt động của bi và đế bi
- Ở chu kỳ hút của máy bơm màng, bi sẽ di chuyển lên xuống tạo ra một khoảng hở giữa bi và đế bi để cho chất lỏng đi qua.
- Ở chu kỳ đẩy của bơm màng, bi sẽ di chuyển xuống sát chân đế và làm kín không cho chất lỏng đi qua
Bi và đế bi được sản xuất từ các vật liệu như : nhựa PP, Teflon, inox. Do đó khi lựa chọn máy bơm màng bạn cũng cần quan tâm đến chất liệu đế bi sao cho phù hợp với chất lỏng cần bơm.
Van khí
Van khí có chức năng phân phối khí nén cho máy bơm màng sang hai bên của buồng khí, mục đích là để đẩy piston hoạt động giúp màng bơm dịch chuyển qua lại.
Ống giảm thanh
Là bộ phận giúp giảm độ ồn cho máy bơm màng khi máy hoạt động, ống giảm thanh sẽ được bán kèm với máy, có thể tháo lắp và thay thế dễ dàng.
Nguyên lý hoạt động máy
Nguyên lý hoạt động của máy bơm màng khí nén dựa vào hoạt động của Piston làm dịch chuyển màng bơm tạo áp lực hút và đẩy, van khí nén bên cạnh cung cấp khí nén vào buồng chứa bên trái, tạo áp lực đẩy màng bơm sang trái hướng ra ngoài. Dưới áp lực này làm đóng van số 1, mở văn số 2, cho phép chất lỏng đi qua.
Để bơm được chất lỏng đi, máy bơm màng khí nén trải qua hai chu kỳ bơm như sau :
Xem thêm: Bơm màng khí nén TDS là gì? phân loại bơm màng? khi nào sử dụng bơm màng?
Nguyên lý hoạt động máy bơm màng khí nén chu kỳ 1
Van khí nén bên cạnh cung cấp khí nén vào buồng chứa bên trái, tạo áp lực đẩy màng bơm sang trái hướng ra ngoài. Dưới áp lực này làm đóng van số 1, mở van số 2, cho phép chất lỏng được bơm đi. Màng bơm bên phải cũng được di chuyển cùng chiều sang phía bên trái thông qua trục nối. Tạo áp lực chân không đóng van số 4 và mở van số 3, hút chất lỏng vào buồng chứa để chuẩn bị cho chu trình tiếp theo. Kết thúc chu trình 1.
Nguyên lý hoạt động máy bơm màng chu kỳ 2
Van khí nén bên cạnh cung cấp khí nén vào buồng chứa bên phải, tạo áp lực đẩy màng bơm sang phải hướng ra ngoài. Dưới áp lực này làm đóng van số 3, mở van số 4, cho phép chất lỏng được bơm đi. Màng bơm bên trái cũng được di chuyển cùng chiều sang phía bên phải thông qua trục nối. Tạo áp lực chân không đóng van số 2 và mở van số 1, hút chất lỏng vào buồng chứa để chuẩn bị cho chu trình tiếp theo. Kết thúc chu trình 2.
Quá trình bơm được diễn ra tiếp tục qua chu kỳ 1.
Ứng dụng của máy
Máy bơm màng khí nén được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực, một số lĩnh vực tiêu biểu như:
- Sử dụng trong công nghiệp hóa chất: bơm các loại hóa chất có độ ăn mòn cao, axit bạnh, bazo mạnh, chất lỏng có độ nhớt cao, hóa chất có nhiệt độ, bơm nước biển,…
- Sử dụng để bơm nước thải, bùn: có thể bơm được nước thải có hoặc không có hóa chất, bùn loãng, bùn đặc, nước thải và bùn có lẫn vật rắn, bơm bùn cho máy ép bùn,…
- Bơm đất sét: sử dụng để bơm đất sét cho các xưởng sản xuất đồ gốm sứ.
- Bơm thực phẩm: máy bơm màng khí nén đáp ứng được nhu cầu bơm thực phẩm nhờ vào cấu tạo inox 316 và inox 316L. Có thể bơm được các loại thực phẩm đặc sệt như tương ớt, tương cà, bột,…hoặc bơm các loại bột khô rất hiệu quả.
- Bơm sơn nước
- Bơm sơn dầu
- Bơm xăng
- Bơm dầu diesel
- Bơm cao su
- Bơm mực in
Hãy liên hệ ngay với HANKE, đơn vị chuyên nghiệp chuyên cung cấp các sản phẩm bơm màng khí nén. Chúng tôi sẽ tư vấn cho bạn đầy đủ để lựa chọn máy phù hợp, cử kỹ thuật đi khảo sát tại công trình nếu bạn cần, hướng dẫn bạn xử lý tại chỗ các sự cố kỹ thuật trong quá trình vận hành – Hoặc kỹ thuật sẽ xuống công trình để hỗ trợ xử lý.
Liên hệ ngay
CÔNG TY TNHH HANKE
Đ/c: 12 Đường 1B, P.Bình Chiểu, Tp.Thủ Đức, Tp.Hồ Chí Minh
Hotline: 0938376168 – 0905040709
Email: info@hanke.com.vn
Website: www.hanke.com.vn – www.hanke.vn
www.bommanghanke.com – www.vitago.com.vn
www.hankesport.com – www.balishop.com.vn