Van bướm bao gồm thân van, đĩa van, gioăng làm kín… Thiết bị có tác dụng điều tiết dòng chảy của lưu chất theo nhu cầu của người sử dụng.

Van bướm: Khái niệm, cấu tạo và nguyên lý hoạt động

Nhắc đến các loại van công nghiệp, chúng ta không thể bỏ qua loại van bướm. Thiết bị này có cấu tạo khá đơn giản nên được ứng dụng phổ biến trong đời sống. Nhằm giúp bạn hiểu hơn về sản phẩm này, chúng tôi xin đưa ra một số thông tin trong bài viết sau.

Van bướm là gì?

Tên tiếng Anh của van bướm (van cánh bướm) là Butterfly valve. Loại van công nghiệp này được dùng để điều tiết sự dịch chuyển của lưu chất trong đường ống. Vì cấu tạo của thiết bị gần giống với hình ảnh con bướm nên được gọi với cái tên van cánh bướm.

Van cánh bướm được sử dụng để điều tiết dòng chảy lưu chất

Cấu tạo của van bướm

Để tạo thành van cánh bướm cần có các chi tiết thân van, đĩa van cũng như các gioăng làm kín. Dưới đây là thông tin cụ thể bạn nên biết:

– Thân van: Bộ phận này là 1 vòng làm bằng kim loại, gang, nhựa hoặc inox đúc liền. Trên đó là các lỗ bắt bulong giúp vị trí van được định vị chắc chắn trên đường ống.

– Đĩa van: Chi tiết này còn có tên gọi khác là cánh bướm, làm từ thép, gang dẻo, nhựa, inox. Đĩa van có thể định vị ở các góc mở khác nhau giúp van bướm điều tiết lưu lượng dòng chảy một cách dễ dàng.

– Gioăng làm kín: Gioăng thường được làm từ chất liệu PTFE, TEFLON hoặc cao su.

– Tay gạt/vô lăng: Thông qua bộ phận này, người sử dụng sẽ tác động lên van để thực hiện việc đóng hoặc mở.

– Ngoài ra, còn có một số bộ phận khác như bánh răng định vị, trục van, bulong…

Van cánh bướm được cấu tạo từ nhiều bộ phận như thân van, đĩa van, gioăng, tay gạt, trục van,…

Các loại van bướm thông dụng

Van cánh bướm có nhiều loại khác nhau, trong số đó có một số loại van thông dụng như sau:

Van bướm tay quay

Dòng sản phẩm này có cấu tạo giống với van cánh bướm tay gạt nhưng phần truyền động được thiết kế bằng tay quay. Hiện nay, van cánh bướm tay quay thường được sản xuất với kích thước từ DN50 – DN400.

Loại van này phù hợp sử dụng trong các đường ống lớn để truyền dẫn nước, hơi, khí… Van cánh bướm tay quay được xem là sự thay thế, bổ sung hiệu quả cho các dòng van cánh bướm tay gạt. Bởi kích thước van càng lớn thì đòi hỏi người dùng cần tác động lực càng lớn. Với thiết kế bộ phận truyền động tay quay, người sử dụng chỉ cần truyền lực ở mức bình thường để đóng/mở van một cách dễ dàng.

Van cánh bướm tay quay được sử dụng trong những đường ống truyền dẫn lớn

Van bướm tay gạt

Thiết bị có cách vận hành thủ công bằng tay gạt. Chỉ cần di chuyển bộ phận này với góc 90 độ, bạn đã có thể đóng hoặc mở van giúp dòng chảy lưu chuyển trên hệ thống đường ống. Size của van thường trong khoảng từ DN50 đến DN200.

Muốn nhận dạng van bướm đang mở hay đóng bạn chỉ cần quan sát tay gạt. Nếu tay gạt vuông góc với đường ống chứng tỏ van đang đóng, ngược lại van mở khi tay gạt cùng phương với đường ống.

Van cánh bướm điều khiển bằng điện

Cấu tạo van cánh bướm bao gồm 2 bộ phận chính là actuator bằng điện và van. Sản phẩm này được điều khiển bởi dòng điện qua sự tác động của actuator đến trục quay khiến cho cánh bướm xoay 90 độ. Lúc này van sẽ hoạt động đóng hoặc mở.

Van cánh bướm điều khiển bằng điện được ứng dụng rộng rãi trong nhiều hệ thống

Van bướm điều khiển bằng khí nén

Đây là sản phẩm tự động hóa được nhiều người tiêu dùng ưu tiên sử dụng khi có nhu cầu. Nếu các loại van thông thường khác, bạn cần phải đến trực tiếp vị trí van để đóng mở bằng tay thì lúc này, chỉ cần thông qua tín hiệu và điều khiển.

Với cách này, bạn sẽ tiết kiệm được rất nhiều thời gian cho việc điều khiển mà không hề khó khăn. Có 2 loại van cánh bướm điều khiển khí nén dạng tuyến tính và on/off để bạn lựa chọn.

Cách sử dụng của van bướm

Quá trình mở van được thực hiện bằng cách quay tay quay ngược chiều kim đồng hồ, thực hiện ngược lại để đóng van. Người dùng có thể điều khiển ở mọi góc độ khác nhau.

Lưu ý khi sử dụng van bướm

Khi sử dụng van bướm, để tránh việc gián đoạn hoạt động của hệ thống, bạn nên lưu ý một số điểm như sau:

– Phần cần van lộ ra bên ngoài cần được vệ sinh sạch sẽ và bôi trơn thường xuyên, một số loại van còn yêu cầu được bôi trơn cả phía trong.

– Với những van lắp đặt trong hệ thống hoạt động với cường độ cao cần tiến hành tháo để kiểm tra tình trạng của tấm đệm, đĩa van sau khoảng 2 – 3 năm sử dụng. Cần thay thế những bộ phận không đảm bảo để tránh hậu quả không mong muốn khi sử dụng.

– Loại van này rất dễ xảy ra hư hỏng khi mở điều tiết trong khoảng 15°-75°.

– Thực hiện công tác bảo trì, bảo dưỡng van theo hướng dẫn của đơn vị sản xuất để tránh tình trạng hư hỏng trong khi sử dụng.

– Cơ cấu gài góc độ mở nhằm mục đích cố định góc mở của van, ngăn không cho dòng chảy lưu chất tác động khiến góc độ đóng mở ban đầu bị thay đổi.

Trong quá trình sử dụng, người dùng nên tiến hành bảo trì van theo hướng dẫn của nhà sản xuất

Van bướm là thiết bị công nghiệp cần thiết trong các hệ thống đường ống. Vì thế, rất nhiều cơ sở kinh doanh sản phẩm này. Tuy nhiên, để tìm được địa chỉ uy tín, cung cấp hàng chính hãng và giá rẻ không hề đơn giản. Nếu bạn đang có nhu cầu mua các loại van thì đừng quên liên hệ với Hanke.com.vn, chúng tôi tự tin sẽ làm hài lòng quý khách với những sản phẩm chất lượng và giá thấp nhất thị trường. 

Tham khảo danh mục mua van bướm

CÔNG TY TNHH HANKE
Đ/c: 12 Đường 1B, P.Bình Chiểu, Tp.Thủ Đức, Tp.Hồ Chí Minh
Hotline: 0938376168 – 0905040709
Email: info@hanke.com.vn
Website: www.hanke.com.vn – www.hanke.vnwww.bommanghanke.com – www.vitago.com.vnwww.hankesport.com – www.balishop.com.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *