Với các ngành công nghiệp có lẽ đã quá quen với hai từ bơm màng. Vậy bơm màng là gì? Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của bơm màng như thế nào? Bơm màng có gì quan trọng trong các thiết bị tại ngành công nghiệp. Hiểu được điều đó HANKE đã tổng hợp thông tin về bơm màng qua bài viết dưới đây.

Xem thêm: Máy bơm màng là gì? Cấu tạo, ứng dụng và nguyên lý làm việc

Hiểu bơm màng là gì?
Hiểu bơm màng là gì?

Hiểu bơm màng là gì?

Với các nhà máy về thực phẩm F&B hoặc các nhà máy công nghiệp chắc hẳn các bạn đều tiếp xúc hoặc đã biết rõ về bơm màng này.

Bơm màng được biết đến là một thiết bị không thể thiếu trong các công ty hoặc nhà máy công nghiệp với và đảm nhiệm vai trò vận chuyển các chất lỏng ở các khâu sản xuất.

Máy bơm màng là một dạng máy bơm thể tích. Máy bơm này hoạt động bằng chuyển động qua lại của màng bằng cao su, Teflon,…và văn, tích hợp trên bất kỳ mặt nào của màng ngăn để đẩy chất lỏng.

Các máy bơm này được sử dụng rộng rãi để xử lý nhiều loại chất lỏng trong nhiều ngành công nghiệp. Bơm màng có thể đẩy chất lỏng có độ nhớt cao, thấp hoặc trung bình. Chúng cũng có thể được sử dụng để xử lý nhiều hóa chất mạnh như axit vì chúng được lắp ráp với nhiều loại màng bơm và vật liệu buồng bơm thích hợp.

Về ngoại hình, chúng ta dễ nhận ra sự khác biệt của bơm màng so với các loại máy bơm khác trên thị trường. Các bạn tham khảo hình minh hoạ nhé!

Bơm màng tiếng Anh là gì

Trong các tài liệu tiếng Anh, bơm màng được gọi là diaphragm pump. Diaphragm pump là một dòng bơm có ứng dụng cực nhiều trong các ngành thực phẩm, hóa chất, dược phẩm…trên thế giới

Cấu tạo bơm màng

Các bạn để ý, mục trên mình có nói sơ sơ về phần cấu tạo của bơm màng rồi. Để cụ thể hơn. Chúng ta hãy nhìn hình ảnh bên dưới để hiểu rõ hơn về cấu tạo của bơm màng nói chung nhé.

Cấu tạo bơm màng
Cấu tạo bơm màng

Quan sát hình ảnh chúng ta dễ thấy rằng chúng có cấu tạo gồm các bộ phận chính như sau:

  • Màng bơm: Thường có cấu tạo từ cao su, PTFE, TEFLON…Chúng là bộ phận chuyển động chính để dịch chuyển luồng môi chất
  • Cổng input/ output: Là cổng cấp môi chất và cổng cho luồng môi chất đi ra khỏi bơm
  • Buồng bơm, hay còn gọi là thân bơm: Là lớp vỏ bảo vệ cơ cấu bên trong
  • Van bi: Có nhiệm vụ đóng mở cửa van cho luồng môi chất di chuyển
  • Bộ phận cấp khí nén: Nhiệm vụ chính để tác động lên màng bơm, làm cho màng bơm hoạt động

Nguyên lý bơm màng

Máy bơm màng hoạt động theo phương pháp lặp lại luân phiên giữa màng bơm và các van bi. Khi thiết bị được lắp đặt hoàn chỉnh trên hệ thống. Lực tác động lên màng bơm trái và phải (lực có thể sinh ra từ khí nén, cơ khí, thuỷ lực, nam châm từ…). Các cổng in/out được lắp đặt hoàn chỉnh.

Lúc này, màng bên trái sẽ co vào do lực tác động. Làm cho van bi dưới mở. Luồng môi chất được giải phóng đi qua màng. Ngay sau đó, lực tác động làm màng trái dãn ra. Đẩy môi chất đi lên qua van bi trên, và thoát ra đường ống qua cổng output. Hoạt động này diễn ra đồng thời cho màng bên phải và các van bi bên phải.

Chỉ cần có lực tác động lên màng bơm theo từng loại, thì bơm màng sẽ hoạt động liên tục tạo áp lực, đẩy môi chất thoát qua màng đi ra hệ thống ống dẫn.

Đây là cách đơn giản và dễ nhất để hiểu về cách hoạt động của bơm màng.

Xem thêm: Máy bơm màng

Nguyên lý bơm màng
Nguyên lý bơm màng

Các loại bơm màng

Thường thì bơm màng ở Việt Nam được biết đến nhiều nhất chính là bơm màng khí nén. Nhưng trên thực tế, bơm màng gồm các loại như:

Bơm màng khí nén

Đây là sự lựa chọn hàng đầu của dòng máy bơm màng. Máy bơm màng khí nén có hai buồng và văn đầu vào – đầu ra ở mỗi buồng bơm. Do đó, nguồn cấp khí trong các máy bơm màng này có thể di chuyển từ buồng này sang buồng khác bằng cách sử dụng thiết bị điều khiển có sẵn trong máy bơm. Khí nén tuần hoàn chuyển dịch từ buồng này sang buồng bơm khác, sẽ đẩy môi chất ra khỏi buồng bơm và đi vào đường ống xả. Đồng thời bơm đầy môi chất vào buồng kia. Bạn có thể điều chỉnh lưu lượng của máy bơm bằng cách điều chỉnh áp suất khí của nó.

Máy bơm màng cơ khí

Chúng được vận hành bằng cách sử dụng một liên kết cơ học chuyển động dứt khoát và đơn giản, sẽ được gắn trực tiếp vào màng bơm của máy bơm. Máy bơm cơ học thường có cơ cấu bánh răng hoặc tay quay sẽ chuyển đổi chuyển động quay của động cơ thành chuyển động tịnh tiến của liên kết. Lưu lượng của máy bơm màng cơ học sẽ được thay đổi bằng cách điều chỉnh tốc độ hoặc chiều dài hành trình tay đòn của máy bơm. Nói chung, các máy bơm này giống với máy bơm pít-tông và máy bơm piston.

Bơm màng thủy lực

Chúng có hai mặt đối lập của màng ngăn với một mặt chứa chất lỏng thủy lực trung gian, mặt kia chứa môi chất cần dịch chuyển. Môi chất sẽ được tạo áp suất bằng một pittông tác động lên màng bơm. Máy bơm màng thủy lực hoạt động giống như máy bơm cơ học, nhưng chất lỏng sẽ tiếp xúc với màng bơm thay vì cánh tay đòn. Chúng ta có thể điều chỉnh lưu lượng của máy bơm bằng cách thay đổi tốc độ hoặc lượng chất lỏng thủy lực.

Bơm màng điện từ

Các loại bơm màng
Các loại bơm màng

Chúng bao gồm một động cơ điện điều chỉnh một nam châm điện từ. Khi máy bơm màng điện từ được kích hoạt, bộ điện từ tạo ra một lực từ tính sẽ tương tác với phần kim loại sắt từ của màng bơm và tạo ra hoạt động của màng bơm. Do đó môi chất bị tác động và dịch chuyển tạo thành dòng chảy liên tục qua buồng bơm. Thay đổi tốc độ của màng bơm sẽ điều chỉnh được lưu lượng của bơm điện từ.

Trên đây là những thông tin về bơm màng mà HANKE muốn gửi đến cho các bạn đọc. Nếu có bất cứ thắc mắc nào, vui lòng liên hệ ngay cho chúng tôi để được giải đáp.

CÔNG TY TNHH HANKE

Đ/c: 12 Đường 1B, P.Bình Chiểu, Tp.Thủ Đức, Tp.Hồ Chí Minh

Hotline: 0938376168 – 0905040709

Email: info@hanke.com.vn

Website: www.hanke.com.vnwww.hanke.vn

www.bommanghanke.comwww.vitago.com.vn

www.hankesport.comwww.balishop.com.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *