Van bướm điều khiển bằng khí nén là gì? cấu tạo chức năng và nguyên lý hoạt động của van bướm điều khiển

Là loại van bướm cơ thông thường kết nối với bộ truyền động khí nén (có thể là xy lanh khí nén, bộ điều khiển khí nén) với mục đích điều khiển quá trình đóng mở tự động thay thế cho việc vận hành thủ công bằng sức người

Van bướm khí nén được điều khiển đóng/mở tự động bởi bộ điều khiển dựa vào áp lực của khí nén. Thông thường có 2 loại tác động: tác động on/ off và tác động tuyến tính mở theo góc van (tín hiệu analog 4- 20 mA)

Nhằm đáp ứng nhu cầu cho sự phát triển của ngành công nghiệp nói chung và tự động hóa nói riêng. Công ty HANKE chúng tôi là đơn vị nhập khẩu trực tiếp và cung cấp van điều khiển điện, van điều khiển khí nén hàng đầu. Đến từ các nước có nền công nghiệp tự động hoá phát triển như: Hàn Quốc, Đài Loan. Có đầy đủ chứng từ nhập khẩu, Chứng chỉ xuất xứ (CO), chứng chỉ chất lượng (CQ), giá thành luôn rẻ hơn so với thị trường, cùng đội ngũ nhân viên tư vấn, chăm sóc khách hàng chu đáo.

Cấu tạo van bướm điều khiển khí nén:

Cấu tạo được phân chia làm 2 thành phần chính đó là phần van bướm cơ thông thường và phần điều khiển khí nén.

a. Thân van cơ:

 Là dạng van bướm, được sản xuất theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000, thiết kế chuyên dụng cho các hệ thống hiện nay. Cánh van bướm xoay quanh trục 1 goc 90 độ, cho phép dòng chảy đi qua hay dừng lại ở vị trí nó lắp đặt. Đệm làm kín bằng cao su EPDM hoặc Teflon giúp ngăn dòng lưu chất rò rỉ ra bên ngoài, đảm bảo độ kín tuyệt đối cho van.

van bướm điều khiển bằng khí nén

Cấu tạo van gồm có 4 bộ phận chính:

– Thân: Thân van bướm là một vòng kim loại được đúc từ chất liệu như inox, gang, thép hoặc nhựa… được đúc liền để có các lỗ bắt bulong vào mặt bích định vị vị trí van trên đường ống. Một số loại có chất liệu kim loại được sơn phủ 1 lớp sơn epoxy dầy để bảo vệ van khỏi những tác động bên ngoài cũng như tăng tính thẩm mĩ cho van.

– Đĩa van (cánh bướm): Cánh van thường được làm bằng gang, gang dẻo, thép, inox, nhựa, đĩa van có thể định vị ở các góc mở khác nhau điều này giúp van bướm có thể điều tiết được chất lưu trong đường ống, thông thường khi thân van làm bằng kim loại như inox hay gang thì đĩa van sẽ được làm bằng chất liệu inox vì phần này tiếp súc trực tiếp với lưu chất.

– Trục (Ty): Được làm bằng inox hoặc thép không rỉ, một đầu kết nối với đĩa van phần còn lại kết nối với bộ phận điều khiển van trong trường hợp này trục được kết nối với bộ điều khiển khí nén.

– Bộ phận làm kín: Bộ phận làm kín hay còn gọi là gioăng làm kín, có thể bằng cao su EPDM, NBR, PDFE, TEFLON

b. Bộ điều khiển khí nén:

Đúc từ hợp kim nhôm nguyên khối, sản xuất trên tiêu chuẩn IP67, chống thấm nước và bám bụi tốt, phù hợp với nhiều hệ thống lắp đặt ngoài trời. Sử dụng áp lực khí nén 0-8bar. Đóng/mở một cách nhanh chóng và an toàn.

 Nguyên lý hoạt động của van điều khiển khí nén:

Hệ thống khí nén cấp khí nén cho đường ống, một van điện từ khí nén sẽ làm công tác cấp và ngưng cấp khí nén. Khi khí nén được cấp đến đầu điều khiển, do thiết kế đầu điều khiển này sẽ làm trục chính giữa quay một góc đúng hành trình 90 độ. Khi hết chu kỳ nó sẽ ngừng lại, trục chính giữa này sẽ kết nối với trục chính của van bướm, hoặc van bi và làm cho cánh bướm hoặc bi sẽ quay 1 góc 90 độ. Như vậy sẽ làm cho van chuyển từ trạng thái đóng sang trạng thái mở hoặc ngược lại từ trạng thái mở sang trạng thái đóng.

Van cong nghiep gia re chinh hang tai thanh pho HCM

Ưu điểm của van điều khiển khí nén:

Đối với van bướm điều khiển khí nén có những ưu điểm hơn so với các sản phẩm tương đương cùng chức năng như van bi điều khiển khí nén, van xiên khí nén:

– Lưu lượng chảy qua đường ống luôn được đảm bảo 

– Chi phí rẻ hơn. So với van bi điều khiển khí nén thì van bướm điều khiển khí nén sẽ rẻ hơn tuy nhiên nó lại đắt hơn khi dùng van xiên khí nén

– Thay thế và lắp đặt dễ dàng.

– Đóng mở nhanh chỉ 1s – 2s

– Chống ăn mòn tốt.

– Ron được thiết kế với độ kín cao, độ an toàn lớn.

– Độ an toàn khi sử dụng van bướm điều khiển khí nén cao.

– Sử dụng nhiều môi trường khác nhau, chúng ta chỉ cần lựa chọn van bướm phù hợp với môi chất đó.

 + Nhược điểm của van bướm điều khiển khí nén:

– Khả năng tiết lưu dòng chảy không thực sự tốt, dễ bị rò rỉ lưu chất.

– Nhiệt độ làm việc và áp lực làm việc của van bướm khí nén không bằng van bi khí nén.

– Không có loại van kích thước bé: DN15, DN20, DN32, DN40. (Chỉ có van bướm vi sinh)

– Khi mở cánh van nằm giữa dòng chảy lưu chất, vì thế nếu môi chất sử dụng có các vật rắn lớn sẽ làm như hỏng, kẹt cánh van

Ứng dụng của van bướm điều khiển:

Hiện nay van bướm nói chung và van bướm điều khiển khí nén nói riêng được ứng dụng rộng rãi trong thực tế và được sử dùng hầu hết trong các môi trường khác nhau:

– Ứng dụng đóng mở hệ thống đường ống dẫn khí trong các hệ thống khí nén

– Ứng dụng đóng mở hệ thống đường nước sạch, nước siêu sạch, nước thải

– Ứng dụng đóng mở hệ thống đường ống khí gas, oxy, v.v…

– Đặc biệt được dùng nhiều trong các hệ thống cấp, xả liệu: than, vật liệu rắn, vật liệu lỏng

– Được dùng cho các nhà máy gạch, nhà máy thức ăn chăn nuôi, nhà máy xi măng, nhà máy dệt nhuộm, nhà máy thực phẩm, nhà máy dược phẩm, nhà máy bia, nhà máy đồ uống, nhà máy chế tạo, nhà máy sản xuất,v.v…

Thông số phổ biến của van khiển khí nén:

– Kích thước van: DN32, DN40, DN50, DN65, DN80, DN100, DN125, DN150, DN200, DN250, DN300, DN350, DN400, DN500, DN600, DN800, DN1200.

– Vật liệu thân van: Inox 304, Gang, Thép WCB, Nhựa PVC, UPVC, PPH

– Trục, đĩa van: Inox304 CF8 – 316 CF8M.

– Gioăng làm kín: Cao su EPDM, Vitton, Teflon PTFE, inox

– Nhiệt độ: -10 độ C ~ 380 độ C (Tùy vào vật liệu van)

– Áp suất làm việc: 10bar, 16bar, 25 bar, 40bar

– Kiểu kết nối: WAFER (Ép bích), FLANGE (Mặt bích), LUG

(Tai bích)

– Tiêu chuẩn mặt bích: JIS, DIN, ANSI, BS

– Hoạt động: ON/ OFF (0-90 độ) – Tuyến tính(Sử dụng tín hiệu 4-20hmA)

– Tác động: Tác động đơn – Tác động kép

– Vật liệu bộ khí nén: Hợp kim nhôm nguyên khối, Sản xuất theo tiêu chuẩn IP67, Chống thấm nước và chống bám bụi

– Thời gian mở đóng: 1s – 2s

– Áp suất khí nén: 2 bar ~ 8 bar

– Mô men xoắn: 2.75Nm ~ 13673Nm

– Môi trường làm việc: Nước, khí nén, hơi, dầu, dung dịch, gas,v.v….

– Xuất xứ: Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Trung Quốc, Malaysia, G7…

– Hãng sản xuất: Haitima, Kosaplus, Automa, Sypa, Alohan, HP

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *